Archive for tháng 3 2018

Thể Hiện Sự KHÉO TAY Cùng Mô Hình Giấy - PAPERCRAFT (part 2)


3. NHẬP MÔN
trước tiên phải đảm bảo ta có đầy đủ dụng cụ cần thiết để thực hiện
+ dụng cụ cắt (dao, kéo)
   dùng để cắt rời các mảng chi tiết (part) có trên giấy. tùy cá nhân mà ta có thể dùng doa hay kéo tùy thích. nhưng mục đích chính vẫn là thao tác thoải mái để cho đường cắt được chuẩn nhất. dao cắt giấy là lựa chọn đầu tiên và đơn giản nhất, có thể tìm được ở hầu hết các nhà sách hay văn phòng phẩm, tiếp đến là dao mổ cán thép và loại cán phổ biến là cán bản dẹp (có thể mua được ở phòng y tế hay các tiệm bán dụng cụ y tế, nhà thuốc hiếm lắm đừng hy vọng nhiều:))!) và loại cao cấp hơn là dao trổ (còn gọi là dao hobby). theo kinh nghiệm thì dao hobby cho cảm giác thoải mái hơn rất nhiều so với các loại còn lại
dao trổ/ dao hobby. loại dao cán tròn rất được ưa chuộng của những người chơi mô hình
nghệ nhân điêu khắc. cầm rất thoải mái và rất tiện lợi để uốn dao theo những đường cắt hình vòng cung
dao mổ cán dẹp, lưỡi dao nhọn và khá mỏng. vì có rất nhiều lưỡi dao, nếu muốn lưỡi dao như trong hình
thì bạn mua lưỡi dao số 9
dùng kéo cũng cắt rời được, nhưng đôi khi sẽ không cắt được những chi tiết nhỏ hay những vị trí kéo không vào được. nên mình nghĩ kéo nên cắt các part to và cắt đường thẳng.
+ Keo
   ngoài thị trường có cũng có rất nhiều loại keo nhưng mình nên khoanh vùng thành 3 loại keo phổ biến này: keo sữa, keo khô (keo thỏi), 502 (loại này ít phổ biến nhất). keo sữa luôn là được cho là lựa chọn hợp lí nhất, không quá khô cũng như thời gian keo khô cũng "chấp nhận được" không giống 502.
>>>>câu hỏi được đặt ra là tại sao 502 không thông dụng??. vì 502 dính rất nhanh và cứng khi keo khô dẫn tới tình trạng khó chỉnh sửa khi ta mắc lỗi. mình dùng 502 chỉ để gia cố 1 số chi tiết để tạo độ cứng.
>>>>keo nước thì sẽ như thế nào?? nó cũng dạng lỏng. tuy thế nhưng keo nước có thể làm lem hay bay màu nếu bạn in trên bằng máy in mực nước, và sẽ thấm giấy gây cản trở việc gia công mô hình
+ Thước
   thước có công dụng chính là hỗ trợ việc cắt các đường thằng chuẩn xác hơn. nhưng cũng phải lưu ý, việc cắt với dao có thể vô tình cắt sang mép của thước. thế nên các loại thước kim loại sẽ đảm bảo tình trạng này không xảy ra và cũng giúp việc kẻ nếp gấp có trên part dễ hơn
+Nhíp
   không phải để nhổ lông:)) mà dùng trong các trường hợp phải thao tác với các chi tiết nhỏ, chi tiết nhỏ nhất mình từng làm là ngón tay của cữu vĩ nhỏ hơn móng tay út nên nhíp rất có lợi hoặc luồn lách vào những vị trí hiểm mà tay không thể với tới.
   các loại nhíp đầu nhọn có thể mua ở các tiệm bán dụng cụ sửa chữa điện thoại
nhíp đầu nhọn rất hiệu quả khi làm những chi tiết nhỏ
+ Bút bi hết mực
   như có đề cập ở phần trước thì gấp là 1 trong những điều kĩ năng căn bản để làm papercraft. nếp gấp có đẹp hay không cũng nhờ vào sự "thần kì" của cây bút hết mực kia:))). chỉ cần kẻ lên đường nét yêu cầu ta phải gấp, vết hằn do cây bút gây ra sẽ giúp việc gấp dễ hơn và thẩm mĩ hơn rất nhiều. một số bạn khuyên dùng sống dao (quay ngược lưỡi dao mà kẻ) nhưng bút bi vẫn cho đường nét đủ mảnh và mềm mại, sống dao nếu quá tay sẽ làm rách giấy, nên cách đó chỉ dùng khi bạn đã có được 1 chút khá khá kinh nghiệm
+ Bàn cắt (cutting mat)
   bàn cắt là dụng cụ cần thiết để ta cắt giấy dễ hơn, đường cắt sẽ mịn và không xơ hay tưa giấy. công dụng thiếp theo là bảo vệ lưỡi dao, vì ta không thẻ cứ đặt giấy len bàn rồi cắt được. bàn cắt cũng có nhiều chất liệu, tuy nhiên loại phổ biến là cutting mat self healing - hay gọi là bàn cắt tự liền. đường cắt trên cutting mat sẽ tự động khít lại nên nó được gọi là "self healing"
4. TÌM KIẾM MÔ HÌNH (KIT)
   Cách 1: tìm kiếm thông qua các trang web trên internet. chỉ với từ khóa "download papercraft kit" trong vài giây bạn sẽ phải choáng ngợp trước số lượng trang web thỏa sức cho các bạn lựa chọn. dưới đây là 1 số trang web khá phổ biến
mypapercrafthttp://www.mypapercraft.net
paperzonevn: http://paperzonevn.com
papercraftsquarehttp://www.papercraftsquare.com/
paper replikahttp://paper-replika.com/

   Cách 2: đó là mua trực tiếp thông qua các trang web và tất nhiên là nó không hề rẻ nhưng bù lại ta có thể sở hữu những mẫu rất độc đáo, "đáng đồng tiền bát gạo".
dưới đây là clip đơn giản trong thoa tác làm papercraft:


bạn cũng có thể thử sức với các mẫu đơn giản dưới đây:






Chúc các bạn thành công!!!

Thể Hiện Sự KHÉO TAY Cùng Mô Hình Giấy - PAPERCRAFT (part 1)



1.  MÔ HÌNH GIẤY - PAPERCRAFT LÀ GÌ?

   Khởi nguồn từ những ấn phẩm được in trong những cuốn tạp chí đầu thế kỉ 20, MÔ HÌNH GIẤY với tên tiếng Anh là PAPERCRAFT hay CARD MODELS (mô hình bìa giấy) là hình thức tái hiện lại vật thể (vật thể đa dạng như: phương tiện cơ giới, khí tài quân sự, cao ốc....) theo tỉ lệ được thu nhỏ được in trên giấy, và người chơi tái hiện lại vật thể thông qua các kĩ năng thủ công căn bản (cắt, gấp, dán) và sớm trở thành 1 thú tiêu khiển phổ biến phát triển mạnh ở Châu Âu và Nhật Bản (cái nôi của nền văn hóa, nghệ thuật từ giấy, mà trong đó origami là nghệ thuật cực kì quen thuộc!!)
   Thời điểm mà mô hình giấy được cho là phát triển mạnh nhất là vào những năm thuộc THẾ CHIẾN THỨ 2 (1939-1945). không có nhiều sự lựa chọn trong thời gian đó do sự khắt khe trong nhu cầu của nguồn nguyên liệu, nhưng giấy đã vượt qua được sự khắt khe đó và đã trở thành phổ biến với nhãn hiệu mô hình Micromodels (1941 tại Anh).
MICRO-MODEL: có nghĩa là mô hình siêu nhỏ, có thể thấy kích thước không quá lớn nếu so với
1 dồng xu:))
  Ưu thế của mô hình giấy dần yếu đi với sự ra đời của mô hình nhựa (ra đời khoản thập niên 1950). Tuy nhiên mô hình giấy lại trở về thời hoàn kim khi mà ngày nay rất nhiều người đặc biệt là giới trẻ đã và đang tham gia bộ môn nghệ thuật này

2.  PAPERCRAFT NGÀY NAY
Với việc sử dụng các phần mềm thiết kế 3D, ta có thể tạo được những mẫu hình minh muốn
và về sau thành phầm mô hình giấy chính là mẫu 3D ban đầu.
   Đổi mới là thứ luôn đi kèm với sự phát triển của xã hội, hơi hướng đó cũng thể hiện rất rõ nét trong tường sản phẩm mô hình giấy mà bạn có thể bắt gặp hiện nay. với sự ra đời củ internet và các phần mềm hỗ trợ nên sự phong phú đa dạng không còn trói buộc trong khuôn khổ xưa (chủ yếu là cái khí tài cơ giới, quân sự.) mà còn phát triển đa dạng về cả mẫu mã, chủ đề và cả sự ra đời của một số bộ môn nghệ thuật từ giấy khác mà tiền thân xuất phát từ mô hình giấy - Papercraft, không thua kém gì mô hình nhựa.
khí tài quân sự

công trình kiến trúc

chàng Mario huyền thoại nay đã được lên papercraft

tìm lại tuổi thơ với các nhân vật anime

gundam mô hình nhựa mới tinh xảo!!!. bạn phải xem lại vấn đề này:))

- Copyright © MODEL-WONDER - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -